Có bầu đau khớp háng nguyên nhân và những điều cần biết

Trong thời kỳ mang thai, các mẹ bầu có thể cảm thấy một số cơn đau nhức ở khớp háng. Sau đây, là một số nguyên nhân và các dấu hiệu phổ biến của đau khớp háng khi mang thai, đồng thời đưa ra một số mẹo về phòng ngừa và khắc phục tình trạng có bầu đau khớp háng, các bạn cùng theo dõi nhé.

Vì sao mẹ bầu hay đau khớp háng khi mang thai

Những nguyên nhân đau khớp háng khi mang thai của mẹ bầu
Những nguyên nhân đau khớp háng khi mang thai của mẹ bầu

– Do cơ thể mẹ bầu đang bị thiếu hụt canxi: Trong suốt thai kỳ, mẹ bầu luôn cần cung cấp cho cơ thể một lượng lớn canxi để bù đắp, đáp ứng nhu cầu cho cả mẹ và em bé. Nếu như lượng canxi của các mẹ bầu không được bổ sung liên tục và đầy đủ thì dễ khiến các khớp xương của mẹ bị đau nhức, điển hình là tình trạng khớp háng.

– Do mẹ bầu đang thiếu magie: Magie đóng vai trò quan trọng trong các hoạt động của các dây thần kinh. Việc thiếu hụt chất này sẽ khiến mẹ bầu có biểu hiện đau háng. Thậm chí là chuột rút cơ bắp và đôi khi là đau dây thần kinh tọa. Ngoài ra, magie là dưỡng chất rất cần thiết cho cả mẹ và bé trong quá trình mẹ mang thai. Vì vậy mẹ bầu nên chú trọng bổ sung đầy đủ  Magie.

– Do dây chằng tròn: Dây chằng tròn đóng vai trò hỗ trợ xương chậu và tử cung trong việc nuôi dưỡng thai nhi đang lớn trong bụng mẹ. Trong một số trường hợp, cơ thể người mẹ sản xuất quá nhiều progesterone và hormone relaxin. Dẫn đến việc dây chằng bị kéo giãn, gây nên ra hiện tượng có bầu bị đau khớp háng.

– Do giãn tĩnh mạch: Khi mang thai, các mẹ bầu có nguy cơ cao phát triển bệnh giãn tĩnh mạch ở vùng âm đạo. Nguyên nhân này do sự tích tụ máu ở các chi dưới, gây nên cảm giác tương tự như đau khớp háng.

– Do sự thay đổi nội tiết tố trong lúc mang thai: Sự thay đổi nội tiết tố khiến dây chằng, sụn khớp ở khu vực chậu hông bị mềm ra, có khả năng co giãn. Do đó tạo thuận lợi cho quá trình chuyển dạ cũng như căng giãn của tử cung. Vì thế đây cũng là nguyên nhân mà hầu như mẹ bầu cảm thấy mình bị đau háng khi mang bầu.

– Do sự biến đổi trọng lượng cơ thể người mẹ: Khi mang thai hầu hết các chị em phụ nữ bầu đều tăng cân. Điều này gây nên tăng áp lực một cách đột ngột lên khớp háng. Và đây chính là một trong những nguyên nhân gây đau khớp háng ở bà bầu, nhất là những tháng cuối thai kỳ.

– Do sự chuyển động của thai nhi: Bất cứ lúc nào thai nhi thay đổi vị trí, xoay người, bé đều tạo áp lực lên các dây thần kinh của bà mẹ. Do đó gây căng đau khớp háng cho mẹ.

Dấu hiệu nhận biết đau khớp háng khi mang thai

Đa số các trường hợp có bầu đau khớp háng đều có chung các dấu hiệu được liệt kê dưới đây:

  • Đau mỏi cũng như nhức vùng khớp háng. Cơn đau đôi khi lan đến cả vùng hông, mông, thậm chí nó gây ra đau tê mỏi xuống cả hai bàn chân.
  • Cảm giác tê bì một bên hông.
  • Co cứng các khớp vào mỗi buổi sáng khi thức dậy.
  • Thực hiện những tư thế xoay và cúi người cũng rất khó khăn.

Ngoài những dấu hiệu nêu trên, một số mẹ bầu cũng có thể xuất hiện thêm các dấu hiệu khác như táo bón, tiểu không tự chủ, thậm chí là nóng sốt hay nhức đầu dữ dội. Đôi khi các mẹ sẽ ít cảm nhận được cử động của thai nhi.

Có bầu đau khớp háng có nguy hiểm không ?

Mẹ bầu rất hay bị đau khớp háng khi mang thai do nhiều nguyên nhân gây ra. Tình trạng này mặc dù sẽ không quá nghiêm trọng nhưng gây nên không ít phiền toái cho các mẹ bầu.

Các chuyên gia cho biết, đau ở vùng khớp háng khi mang thai có thể ảnh hưởng tới một số bộ phận khác trên cơ thể. Đặc biệt là vùng hông, chi dưới và lưng.

Tình trạng đau nhức có thể khiến các mẹ bầu gặp khó khăn khi di chuyển và vận động thường ngày. Thậm chí, nhiều mẹ bầu còn không thể đi lại hay gặp đau đớn dữ dội khi chuyển động chân. Đặc biệt là càng về lúc cuối thai kỳ. Điều này khiến cho chất lượng cuộc sống của các mẹ bầu suy giảm.

Hơn nữa, cơn đau kéo dài liên tục hay nghiêm trọng hơn còn ảnh hưởng đến giấc ngủ. Lâu dần khiến mẹ dần mệt mỏi, khó chịu, suy nhược và luôn trong trạng thái dễ cáu gắt. Bên cạnh đó, để khắc phục cơn đau khớp háng, nhiều mẹ bầu còn phải tìm đến thuốc giảm đau. Điều này ảnh hưởng xấu tới sức khỏe thai kỳ.

Cách khắc phục tình trạng đau khớp háng khi mang thai

Cách khắc phục tình trạng đau khớp háng khi mang thai
Cách khắc phục tình trạng đau khớp háng khi mang thai

– Thai phụ đang bị đau khớp háng cần nghỉ ngơi, hạn chế các vận động mạnh, hạn chế đi lại nhiều, nên thư giãn và thả lỏng cơ thể. Nên thực hiện những bài tập luyện nhẹ nhàng vừa sức, linh hoạt,dẻo dai chẳng hạn như đi bộ hoặc yoga tại nhà.

– Nếu bắt buộc phải vận động nhiều thì nên nâng đỡ bụng bầu và hãy cố định phần nào khớp xương chậu.

– Mẹ bầu nên tránh ngồi xổm, tránh kéo mạnh vì những động tác sẽ tác động xấu cho vùng xương chậu, xương mu thêm nhiều áp lực.

– Nên đi giày đế thấp, bằng, thoải mái, không đi giày cao để giảm tác động lên khớp xương.

– Lúc bị đau, các mẹ nên áp dụng cách chườm nóng khu vực bị đau

– Nên có chế độ dinh dưỡng phù hợp, bổ sung đầy đủ các khoáng chất như canxi, magie…Đặc biệt, canxi có nhiều trong các sản phẩm tôm, ốc, cua, trứng, sữa… cần bổ sung hàng ngày.

– Tư thế ngủ mẹ nên nằm nghiêng sang bên trái, luôn giữ cho chân và vùng hông hơi cong, hãy kê một chiếc gối nhỏ, mỏng vào phần hông để cảm thấy thoải mái hơn.

Mẹo phòng ngừa đau khớp háng khi mang thai cho mẹ bầu

Mẹo phòng ngừa đau khớp háng khi mang thai cho mẹ bầu:

  • Tránh đứng trong thời gian dài
  • Tránh nâng vật nặng
  • Tập thể dục nhẹ nhàng thường xuyên nhưng không cố gắng quá sức.
  • Tắm nước ấm
  • Khi ngủ nên kê một chiếc gối giữa hai đầu gối của bạn
  • Sử dụng một túi nhiệt áp vào các khu vực đau
  • Luyện tập các bài tập kegel thường xuyên
  • Sử dụng đai hỗ trợ thai sản.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.