Giỏ hàng
của bạn
Tin tức
Đau khớp ngón tay | Các nguyên nhân, triệu chứng, phương pháp điều trị
Tình trạng bị đau khớp ngón tay là một bệnh lý tương đối khá phổ biến. Bệnh này xuất hiện do có nhiều nguyên nhân, gây trở ngại cho những người bệnh trong các sinh hoạt cá nhân hàng ngày do tình trạng đau và gây biến dạng khớp.
Điều trị bệnh sớm sẽ giúp bạn có thể rút ngắn được thời gian phục hồi và ngăn ngừa các biến chứng khác nguy hiểm như là biến dạng khớp, bại liệt…
Một số nguyên nhân đau khớp ngón tay thường gặp
Lão hóa: Viêm khớp ngón tay sẽ thường xảy ra cùng với lão hóa. Khi đến giai đoạn tuổi tác cao, quá trình lão hóa sẽ diễn ra, khiến cho hệ thống xương, khớp và sụn bị suy yếu,làm tăng nguy cơ bị viêm thoái hóa các khớp ngón tay.

Chấn thương: Nguyên nhân cũng có thể do những chấn thương trước đó như là bong gân nặng, bị gãy xương hay chấn thương ở khớp ngón tay đều có khả năng tác động đến sụn khớp, khiến cho hoạt động của khớp bị thay đổi. Khi bị tổn thương sẽ khiến khớp thay đổi lại cách sắp xếp và chuyển động, lực cũng sẽ gia tăng lên bề mặt sụn khớp, dần dần sẽ phá hủy sụn khớp.
Ngoài ra, còn có một số yếu tố khác xuất hiện ở nữ giới
Phụ nữ trên 40 tuổi
Bị thừa cân, béo phì
Bị di truyền: Dây chằng khớp bị lỏng, các khớp bị biến dạng…
Mắc phải các bệnh làm thay đổi cấu trúc, chức năng của sụn khớp
Các hoạt động, công việc gây áp lực lên ngón tay
Triệu chứng đau khớp ngón tay
Các cơn đau sẽ có thể xuất hiện ở các gốc ngón tay khi bạn cầm nắm, chụp một vật nào đó hoặc sử dụng lực lên các ngón tay.Lúc đầu, các cơn đau có thể chỉ xuất hiện khi mà người bệnh cầm, nắm một vật nào đó.

Khi bạn hoạt động các khớp tay, cơn đau sẽ giảm bớt. Sau khi nghỉ ngơi vài phút, tình trạng cứng và đau nhức khớp sẽ tăng lên. Nếu như tình trạng bị viêm nặng hơn, các cơn đau ở khớp ngón tay sẽ có thể xuất hiện ngay cả khi bạn đang nghỉ ngơi.
Điều trị đau khớp ngón tay như thế nào?
1. Sử dụng thuốc uống
Khi các khớp ngón tay chỉ đau khi bạn làm việc nhiều hay nặng, bác sĩ sẽ hướng dẫn người bệnh dùng các loại thuốc giảm đau, kháng viêm. Ngoài ra, cũng cần hạn chế các hoạt động nặng hoặc những cử động lặp đi lặp lại của bàn tay và ngón.
2. Phương pháp tiêm Cortisone
người bệnh có thể được bác sĩ chỉ định tiêm Cortisone vào các khớp ngón tay nhằm làm giảm cơn đau tạm thời. Tác dụng của thuốc chỉ là tạm thời, hoặc kéo dài vài tuần, vài tháng. Tuy nhiên, thủ thuật này cũng có nguy cơ nhiễm trùng khớp tay.

3. Điều trị vật lý trị liệu
Các bài tập vật lý trị liệu có vai trò quan trọng cho người bệnh điều trị nội khoa. Mục tiêu của phương pháp này là giúp người bệnh kiểm soát các triệu chứng, làm ổn định tình trạng cho bàn tay và những khớp tay.
4. Sử dụng băng thun hoặc nẹp ngón tay
Phương pháp này điều trị giúp giảm đau, định vị đúng các khớp, giúp ngăn ngừa biến dạng các khớp, giúp cho khớp nghỉ ngơi.
Người bệnh có thể lựa chọn đeo nẹp vào ban đêm hoặc cả ngày nếu như không cảm thấy gây cản ngại trong công việc và các sinh hoạt khác.

5. Thay khớp nhân tạo
Khi chúng ta tiến hành thay khớp nhân tạo, bác sĩ sẽ sử dụng những khớp nhân tạo được làm bằng nhựa hoặc kim loại để có thể thay thế cho những khớp bị viêm.
Khớp mới được thay sẽ tạo thành một bản lề mới, giúp cho các khớp có thể chuyển động tự do, và cũng có thể giảm đau cho người bệnh.
Làm sao để phòng ngừa đau nhức khớp ngón tay?
- Tập luyện thể dục điều đặn
- Không nên để tay làm việc quá nhiều. Điều này sẽ góp phần giúp cho người bệnh ngăn ngừa các nguy cơ viêm khớp ngón tay.
- Cần giữ ấm cho cơ thể nhằm để giảm bớt các tình trạng đau cứng khớp.

- Cần biết cách xử lý khi bị cứng khớp ngón tay. Bạn có thể xoa bóp nhẹ nhàng hay dùng gel kháng viêm để cải thiện tình trạng này.
- Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, bổ sung thêm thực phẩm giàu kẽm, selen, canxi, sắt, vitamin, khoáng chất…
- Người bệnh cần phải tránh những món ăn có nhiều dầu mỡ, chứa các loại chất kích thích, cay nóng.